Hỗ trợ visa du lịch Nhật Bản

Nhật Bản – Xứ Sở Phù Tang

Ngoài “đất nước mặt trời mọc”, “xứ sở hoa anh đào”, Nhật Bản còn được gọi là “xứ Phù Tang” mà ít người biết ý nghĩa của những tên này.

Nhật Bản là điểm đến nổi tiếng trên thế giới với nền văn hóa đậm bản sắc và ẩm thực độc đáo. Đất nước này có tới ba tên gọi khác nhau vẫn được sử dụng rộng rãi, tuy vậy không phải ai cũng biết ý nghĩa của chúng.

Xứ Phù Tang

Từ lâu, “xứ Phù Tang” mặc nhiên trở thành một từ người Việt dùng để chỉ Nhật Bản.

Theo từ điển song ngữ Nhật – Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành năm 1979, “Phù Tang” được giải thích với ba nghĩa: là cây mặt trời (thần thoại); phía đông và đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản).

Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang. Khi thần Mặt Trời cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, ngài đã dừng lại dưới gốc cây phù tang. Trong văn học cổ, Phù Tang cũng được dùng chỉ nơi mặt trời mọc.

Các tài liệu cổ của Trung Quốc chỉ đề cập Phù Tang là thần mộc; Phù Tang quốc là đất nước ở phía Đông của Trung Quốc nói chung mà không mặc định đó là cây dâu hay đất nước Nhật Bản.

Núi Phú Sĩ hùng vĩ của Nhật Bản.
Núi Phú Sĩ hùng vĩ của Nhật Bản. (Ảnh: Pinterest).

Tiến sĩ Phạm Thu Giang của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội từng vấp phải những nghi ngờ từ người Nhật khi phiên dịch “Phù Tang” thành Fusō (扶桑). Cô đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ với 50 người Việt và 50 người Nhật, với mong muốn làm sáng tỏ điều này.

Kết quả cho thấy, hầu hết người Việt khi được hỏi đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản. Trong khi những người Nhật tham gia khảo sát lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn các đáp án trắc nghiệm, mà một trong số đó là đất nước của họ.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sử sách Trung Quốc ghi chép không thống nhất về cây Phù Tang cũng như xứ sở mang tên loại thực vật này. Phù Tang có thể được dùng như một mỹ từ, một khái niệm mang tính ước lệ và tưởng tượng, nhưng có khi lại để chỉ một quốc gia, vùng đất tồn tại thực.

Vì vậy, xứ Phù Tang có thể là tên gọi được nhiều người Việt chấp nhận với ý nghĩa chỉ Nhật Bản, tuy nhiên nó chưa thực sự chính xác và phổ biến với người Nhật.

Đất nước mặt trời mọc

Theo cách hiểu của nhiều người, Nhật Bản nằm ở cực đông châu Á nên sẽ là nơi đón bình minh đầu tiên của châu lục. Do đó, không khó hiểu khi “đất nước mặt trời mọc” là tên gọi khác phổ biến nhất của quốc gia này.

Thực tế, chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là “gốc của Mặt Trời”, và người dân quốc gia này từ lâu rất coi trọng hình tượng mặt trời. Theo tài liệu cổ Nihon Shoki, các Thiên hoàng Nhật Bản còn được coi là hậu duệ của nữ thần Mặt trời Amaterasu.

Nhật Bản là nước đầu tiên đón bình minh ở châu Á.
Nhật Bản là nước đầu tiên đón bình minh ở châu Á. (Ảnh: Fit News).

Xứ sở hoa anh đào

Với người Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng. Vốn là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn”, hoa anh đào tượng trưng cho “con đường chết” của các võ sĩ đạo Nhật Bản – samurai sống và chết như hoa anh đào.

Dù không được chính thức công nhận là quốc hoa, hoa anh đào vẫn giữ một vị trí đặc biệt với người Nhật Bản. Hình ảnh hoa anh đào xuất hiện trong những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực, các họa tiết trang trí, hay đồng xu 100 yen và tờ tiền giấy 1.000 yen. Cũng vì những lý do này, Nhật Bản còn được gọi là xứ sở hoa anh đào.

Loài hoa mỏng manh này xuất hiện ở khắp nơi tại Nhật Bản. Hoa thường nở vào mùa xuân khoảng tháng 3, 4, sớm muộn tùy nơi. Tại miền nam Nhật Bản ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng 1, trong khi ở vùng Hokkaido phía bắc, hoa có thể nở vào tháng 5.

Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ nam lên bắc trong nhiều tháng, dù hoa anh đào thường chỉ tồn tại khoảng 1-2 tuần khi nở.

Visa Nhật Bản mục đích du lịch hiện nay có 2 loại:

Visa du lịch tự túc – Loại visa này tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan,… tại Nhật và không bao gồm thăm thân, thăm bạn bè, thương mại.

Visa du lịch theo tour đoàn – Dành cho du khách Việt Nam có hộ chiếu phổ thông, tham gia các đoàn tour du lịch Nhật Bản được tổ chức bởi các công ty du lịch được chỉ định. Loại visa này bên công ty du lịch sẽ làm thủ tục giúp bạn. Tham khảo danh sách các công ty du lịch được chỉ định.

Lưu ý: Đối với những công dân Việt Nam sinh sống trong các khu vực từ tỉnh Gia Lai, tỉnh Bình Định trở ra Bắc, hồ sơ sẽ được tiếp nhận bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Những công dân Việt Nam sinh sống trong khu vực từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào phía Nam, hồ sơ được tiếp nhận bởi Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với cá nhân xin visa tự túc tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ được nộp hồ sơ qua các Đại lý ủy thác. Tham khảo danh sách Đại lý ủy thác.

Điều kiện để được cấp visa Nhật Bản gồm:

– Hộ chiếu còn hiệu lực và phải đảm bảo quyền lợi, tư cách quay trở lại nước xuất phát hoặc tái nhập quốc gia đang cư trú.

– Hồ sơ trình xin cấp visa Nhật Bản phải đầy đủ và chính xác thông tin.

– Hoạt động tại Nhật Bản của người xin cấp visa hoặc nhân thân hay vị trí của người xin cấp visa và thời hạn lưu trú của người xin visa phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được quy định trong Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn.

Những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị hồ sơ xin visa Nhật Bản:

– Trường hợp thiếu hồ sơ sẽ không được nhận hồ sơ xin visa.

– Thời gian xin visa từ 8:30 giờ đến 11:30 giờ mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

– Hồ sơ khi được nhận sẽ được cấp biên nhận hồ sơ.

– Việc xét hồ sơ thông thường mất 8 ngày làm việc.

– Tùy theo mục đích nhập cảnh và từng trường hợp có thể được yêu cầu bổ sung hồ sơ.

– Trường hợp cần thiết Bộ Ngoại Giao Nhật Bản phải điều tra hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản phỏng vấn đương đơn xin visa thì thời gian xét visa có thể lâu hơn 8 ngày làm việc.

– Ngoài trường hợp nhân đạo, các trường hợp xin cấp nhanh visa sẽ không được xét. Trường hợp khẩn cấp đề nghị liên lạc sớm.

– Đối với các loại giấy tờ cần trả lại bản gốc, vui lòng nộp kèm một bản copy.

Hồ sơ bao gồm

1. Hộ chiếu: Bản gốc.

2. Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×3.5cm): 1 bản gốc. Xem chi tiết mẫu tờ khai TẠI ĐÂY.

– Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký tên trùng với chữ ký trên hộ chiếu.

– Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên.

– Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh.

– Mặt sau hồ sơ cần xử lý trên máy, đề nghị không dập ghim.

3. Hình 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại: 1 hình.

4. Hồ sơ chứng minh khả năng chi trả chuyến đi: 1 bản mỗi loại.

– Giấy chứng nhận thu nhập của cơ quan có thẩm quyền.

– Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng.

– Giấy tờ xác nhận việc làm, hợp đồng lao động v.v.

5. Lịch trình lưu trú. Lấy mẫu điền – Ghi rõ các hoạt động dự định, nơi ở, nơi liên lạc và các giấy tờ xác nhận lịch trình (đặt chỗ khách sạn v.v.)

Gọi điện thoại
0879.11.11.99
Chat Zalo